Menu
header photo

KHOÁ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN | TRAINING OF TRAINERS COURSE

GIỚI THIỆU | OVERVIEW

Khóa học TOT tập trung vào việc hệ thống hóa và hoàn thiện các kỹ năng theo chuẩn năng lực giảng viên. Một trong số tiêu chuẩn tham chiếu về năng lực giảng viên là của Tổ chức Phát triển Nhân tài - Talent Development (trước đây là Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ - American Society for Training and Development-ASTD), với 4 năng lực cốt lõi:

  • Năng lực tạo thuận lợi cho quá trình học bằng phương pháp lấy người học làm trung tâm
  • Năng lực thiết kế nội dung đào tạo: Một giảng viên cần có năng lực thiết kế nội dung một cách vừa logic, khoa học và vừa hấp dẫn, cuốn hút học viên nhưng vẫn đáp ứng được mục tiêu học tập. Năng lực này gồm: thiết kế nội dung, xây dựng tài liệu đào tạo, slides và tài liệu cho giảng viên, thiết kế và tổ chức các hoạt động học từ các trải nghiệm thực tiễn;
  • Năng lực dẫn giảng: Đây là năng lực truyền tải nội dung đào tạo tới học viên một cách hiệu quả nhất. Thực hiện vai trò “dẫn dắt” quá trình học và “giảng giải” khi cần thiết, giảng viên cần kết hợp năng lực tạo thuận lợi với khả năng tổ chức nội dung một cách hợp lý và kỹ năng thuyết trình tốt;
  • Năng lực đánh giá người học và đánh giá hiệu quả đào tạo: Để đánh giá tính hiệu quả của công tác đào tạo đối với học viên cũng như đối với tổ chức, giảng viên cần có năng lực  đánh giá kết quả đào tạo dưới hai khía cạnh:
    • Người học có tiếp thu và đáp ứng được mục tiêu đào tạo/học tập? - các công cụ nhằm đánh giá mức độ tiếp nhận của học viên và hiệu quả của quá trình học;
    • Hiệu quả công tác đào tạo - phương pháp đo lường hiệu quả công việc sau đào tạo.

TOT Program is an interactive training package that provides participants (future trainers) with learner-centered methodology, which takes into account of adult learners characteristics. This course is not just about transfer of learning but a “real demonstration of trainer’s competencies” per se - the program trainer is to reveal all techniques and skills to become effective trainer through practical skills development exercises.

The program trainer plays the role of master facilitator to “pull and push” the trainees through “learning by doing”. The experiential learning cycle will be used to maximize participant contribution of personal experience, self-reflection, practice and application. The aim of the program is to develop practical skills that the learners can apply right after the training.

NỘI DUNG KHOÁ HỌC | COURSE OUTLINES

Phần 1: Tổng quan về năng lực giảng viên và phương pháp lấy người học làm trung tâm

  • Các năng lực chính của người giảng viên
  • Các nguyên tắc học của người trưởng thành
  • Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm:
    • Vai trò của giảng viên và của học viên
    • Quy trình học – Vòng tròn 4W’s
    • Các phong cách học
    • Các phương pháp đào tạo

Phần 2: Thiết kế khóa học

  • Các bước thiết kế khóa học
    • Xác định nội dung đào tạo – Mindmap
    • Lựa chọn phương pháp
    • Lập đề cương
    • Phát triển tài liệu
    • Viết kế hoạch giảng dạy
  • Các công cụ thiết kế
    • Đề cương khóa học
    • Kế hoạch bài giảng
    • Tài liệu phát tay

Phần 3: Kỹ năng dẫn giảng và đánh giá

  • Chuẩn bị bài giảng
    • Tìm hiểu học viên
    • Chuẩn bị hậu cần cho khóa học
  • Giới thiệu bài giảng
    • Mở đầu khóa học
    • Giới thiệu bài giảng
    • Trình bày nội dung bài giảng
    • Sử dụng ngôn ngữ hình thể
    • Sử dụng câu hỏi
    • Thực hiện hoạt động học tập
    • Cho phản hồi
    • Sử dụng công cụ trực quan
    • Quản lý học viên
  • Kết thúc bài giảng
  • Đánh giá khóa học
    • Các mức độ đánh giá – Mô hình Kirkpatrick
    • Các hình thức đánh giá: đánh giá khóa học, bài kiểm tra, thực hành,…

Module 1: Training Course Design

  • Learner-centred methodology
    • Learning principles in learner-centered approach;
    • Interactive, experiential and action learning;
    • The role of trainer in learner-centered method.
  • Using ADDIE model in course design
    • Analysis of trainees: Training Need Assessment (TNA) techniques, trainees profile analysis, VAK learning styles;
    • Design of course/program: setting learning and training objectives, course outline mind-mapping, content prioritizing and logical structuring techniques;
    • Development of training materials and learning activities: types, purpose and the use of different training materials (slides, hand-out, trainee manual, flip-chart, supporting materials); developing and using learning activities (group work, role-plays, simulation, games, story-telling, case studies, brainstorming, mind-mapping, problem solving…); and preparation of training plan;
    • Implementation: what need to be taken into account in implementing a training course/program, practicing a training session implementation;
    • Evaluation and revision: continual improvement requirements and how to update a training program.

Module 2: Training Delivery

  • Training course organization
    • Pre-course preparation: training logistics preparation, training room layouts, and other preparation checklist.
  • Adult learners characteristics and trainer’s strategies
    • Key adult learners’ characteristics and cultural aspect of the Vietnamese learners;
    • Strategies for trainers in adult learning environment
  • Facilitation techniques
    • Creating friendly learning environment
    • Motivating the learners
    • Questioning, Responding and Feedback techniques
    • Handling difficult participants
  • Presentation skills
    • Using body language, position and movements, communication skills in training delivery
    • Using training supporting equipments
  • Effective delivery of contents - Using three models:
    • GLOSS: Get attention, Link to the learning topics, Objectives of the learning, Structure of the contents, and Stimulating audience
    • EASE: Explaining, Activities, Summary, and Examples
    • OFF: Outcomes review, Feedbacks, and Future link.

 

TÀI LIỆU MẪU | SAMPLE MATERIALS